Bài 45. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh

Lưu huỳnh dioxxit, lưu huỳnh trioxit có cấu tạo phân tử và tính chất hóa học nào? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh điều này?


I – LƯU HUỲNH ĐIOXIT

1. Cấu tạo phân tử

Nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái kích thích có  4  electron độc thân ở các phân lớp  3p  và  3d:…3s23p33d1. Những electron độc thân này của nguyên tử  S  liên kết với  4  electron độc thân của hai nguyên tử  O  tạo thành bốn liên kết cộng hóa trị có cực:

hinh-anh-bai-45-hop-chat-co-oxi-cua-luu-huynh-302-0

. Tính chất vật lí

Lưu huỳnh đioxit hay khí sunfurơ là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn hai lần không khí  (d=64/29≈2,2), hóa lỏng ở  −10oC.

Lưu huỳnh đioxit tan nhiều trong nước (1  thể tích nước ở  20oC  hòa tan được  40  thể tích khí  SO2).

Lưu huỳnh đioxit là khí độc, hít thở phải không khí có  SO2  sẽ gây viêm đường hô hấp.

3. Tính chất hóa học

a) Lưu huỳnh đioxit là oxit axit

SO tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ  (H2SO3):

                  SO2+H2O⇌H2SO3

H2SO là axit yếu (mạnh hơn axit sunfuhiđric)  và không bền (ngay trong dung dịch,  H2SO3  cũng bị phân hủy thành  SO2  và  H2O ).

SO tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên  2  muối: muối trung hòa, như  Na2SO3, chứa ion sunfit  SO2−3  và muối axit, như  NaHSO3, chứa ion hiđrosunfit  (HSO3).

b) Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa

Trong hợp chất  SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa  +4, là số oxi hóa trung gian giữa các số oxi hóa  −2  và  +6. Do vậy, khi tham gia phản ứng oxi hóa – khử,  SO2  có thể bị khử hoặc bị oxi hóa.

Thí dụ:

Lưu huỳnh đioxit là chất khử khi tác dụng với những chất oxi hóa mạnh, như halogen, kali pemanganat,…

Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn, như  H2S,Mg,… 

4. Lưu huỳnh đioxit – Chất gây ô nhiễm

Lưu huỳnh đioxit là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Nó được sinh ra do sự đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), thoát vào bầu khí quyển và là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit. Mưa axit tàn phá nhiều rừng cây, công trình kiến trúc bằng đá và kim loại, biến đất đai trồng trọt thành những vùng hoang mạc. Không khí có  SO2  gây hại cho sức khỏe con người (gây viêm phổi, mắt, da).

5. Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit

a) Ứng dụng

Lưu huỳnh đioxit được dùng để:

– Sản xuất axit sunfuric.

– Tẩy trắng giấy, bột giấy.

– Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm,…

b) Điều chế

hinh-anh-bai-45-hop-chat-co-oxi-cua-luu-huynh-302-1

– Trong phòng thí nghiệm,  SO2  được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch axit  H2SO4  với muối  Na2SO3.

                  Na2SO3+H2SO4→Na2SO4+H2O+SO2

Thu   SO2   vào bình bằng cách đẩy không khí.

– Trong công nghiệp,  SO2  được điều chế bằng cách:

+ Đốt cháy lưu huỳnh.

+ Đốt quặng sunfua kim loại, như pirit sắt  (FeS2):

                  4FeS2+11O2→2Fe2O3+8SO2

II – LƯU HUỲNH TRIOXIT

1. Cấu tạo phân tử

Nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái kích thích có thể có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:  3s13p33d2

hinh-anh-bai-45-hop-chat-co-oxi-cua-luu-huynh-302-2

Ở trạng thái này, nguyên tử  S  có  6  electron độc thân, do vậy nguyên tử  S  có thể liên kết với  6  electron độc thân của ba nguyên tử  O  tạo ra sáu liên kết cộng hóa trị. Mỗi nguyên tử  O  liên kết với nguyên tử  S  bằng một liên kết đôi:

 

hinh-anh-bai-45-hop-chat-co-oxi-cua-luu-huynh-302-3

Trong hợp chất  SO3, nguyên tố  S  có số oxi hóa cực đại là  +6.

2. Tính chất, ứng dụng và điều chế

a) Tính chất vật lí

Ở điều kiện thường, SO3  là chất lỏng không màu (nóng chảy ở  17oC, sôi ở  45oC). SO3  tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric.

b) Tính chất hóa học

Lưu huỳnh trioxit là oxit axit, tác dụng rất mạnh với nước tạo thành axit sunfuric và tỏa nhiều nhiệt:

                  SO3+H2O→H2SO4

Ngoài ra,  SO tác dụng được với oxĩt bazơ, bazơ tạo thành muối sunfat.

c) Ứng dụng và điều chế

SO3  ít có ứng dụng thực tiễn, tuy nhiên nó là sản phẩm trung gian để sản xuất axit có tầm quan trong bậc nhất trong công nghiệp là axit sunfuric.

Trong công nghiệp,  SO3  được điều chế bằng cách oxi hóa  SO2  ở nhiệt độ cao  (450oC−500oC)  có chất xúc tác là  V2O5.

2SO2+O2⇌2SO3

III – AXIT SUNFURIC

1. Cấu tạo phân tử

hinh-anh-bai-45-hop-chat-co-oxi-cua-luu-huynh-302-4

Trong hợp chất  H2SO4, nguyên tố  S  có số oxi hóa cực đại là  +6.

2. Tính chất vật lí

Axit sunfuric là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp hai lần nước  (H2SO4 98%cóD=1,84g/cm3). H2SO4  đặc rất dễ hút ẩm, tính chất này được dùng làm khô khí ẩm.

Axit sunfuric đặc tan trong nước, tạo thành những hiđrat  H2SO4.nH2O  và tỏa một lượng nhiệt lớn. Nếu rót nước vào axit  H2SO4 đặc, nước sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. Vì vậy muốn pha loãng axit sunfuric đặc, người ta rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh, tuyệt đối không làm ngược lại.

hinh-anh-bai-45-hop-chat-co-oxi-cua-luu-huynh-302-5

3. Tính chất hóa học

a) Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng

Dung dịch axit sunfuric loãng có những tính chất chung của axit:

– Đổi màu quỳ tím thành đỏ.

– Tác dụng với kim loại hoạt động, giải phóng khí hiđro.

– Tác dụng với muối của những axit yếu.

– Tác dụng với oxit bazơ và bazơ.

b) Tính chất của axit sunfuric đặc

Axit sunfuric đặc có một số tính chất hóa học đặc trưng sau:

Tính oxi hóa mạnh:

– Axit sunfuric đặc và nóng có tính oxi hóa rất mạnh, nó oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ  Au,Pt), nhiều phi kim như  C,S,P,…  và nhiều hợp chất

– Axit sunfuric đặc, nguội làm một số kim loại như  Fe,Al,Cr,…  bị thụ động hóa.

Tính háo nước:

Axit sunfuric đặc chiếm nước kết tinh của nhiều muối hiđrat (muối ngậm nước) hoặc chiếm các nguyên tố  H  và  O  (thành phần của nước)  trong nhiều hợp chất:

– Muối  CuSO4.5H2O  màu xanh tác dụng với  H2SO đặc sẽ biến thành  CuSO4  khan màu trắng

Hợp chất gluxit (cacbonhiđrat)  tác dụng với  H2SO4  đặc bị biến thành cacbon (than):

Một phần sản phẩm  C  bị  H2SO4  đặc oxi hóa thành khí  CO2, cùng với khí  SO2  gây hiện tượng sủi bọt đẩy cacbon trào ra ngoài cốc:

Da thịt tiếp xúc với  H2SO4  đặc sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng axit sunfuric phải hết sức thận trọng.

4. Ứng dụng

Hàng năm, thế giới sản xuất khoảng  160  triệu tấn  H2SO4. Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất.

hinh-anh-bai-45-hop-chat-co-oxi-cua-luu-huynh-302-6

5. Sản xuất axit sunfuric

Axit sunfuric được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc. Phương pháp này gồm ba công đoạn chính:

a) Sản xuất  SO2

Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu có sẵn mà phương pháp sản xuất  SO2  có khác nhau.

– Thiêu quặng pirit sắt  (FeS2):

                  4FeS2+11O2→2Fe2O3+8SO2

– Đốt cháy lưu huỳnh:

                  S+O2→SO2

b) Sản xuất  SO3

Oxi hóa  SO3  bằng khí oxi hoặc lượng dư không khí ở nhiệt độ  450−500oC, chất xúc tác là  V2O5:

xúc tác,  to

                  2SO2+O2⇌2SO3

c) Sản xuất  H2SO4

Khí  SO   đi từ dưới lên đỉnh tháp,  H2SO4  đặc chảy từ đỉnh tháp xuống dưới.

Dùng  H2SO4 98%  hấp thụ  SO3  được  oleum H2SO4.nSO3.

                  H2SO4+nSO3→H2SO4.nSO3

Sau đó dùng lượng nước thích hợp pha loãng  oleum, được  H2SO4  đặc:

                  H2SO4.nSO3+nH2O→(n+1)H2SO4

6. Muối sunfat và nhận biết ion sunfat

a) Muối sunfat

Muối sunfat là muối của axit sunfuric. Có  2  loại muối sunfat:

– Muối trung hòa (muối sunfat)   chứa ion sunfat  (SO2−4). Phần lớn muối sunfat đều tan, trử  BaSO4,CaSO4,PbSO4,…không tan.

– Muối axit (muối hiđrosunfat) chứa ion hiđrosunfat  (HSO4).

b) Nhận biết ion sunfat

Dùng dung dịch muối bari để nhận biết ion  SO2−4  trong dung dịch  H2SO4  hoặc trong dung dịch muối sunfat. Phản ứng sinh ra kết tủa trắng không tan trong axit hoặc kiềm.

                  H2SO4(dd)+BaCl2(dd)→BaSO4(r)+2HCl(dd)

                  Na2SO4(dd)+BaCl2(dd)→BaSO4(r)+2NaCl(dd)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao


Chia sẻ

Các bài giảng hoá học liên quan




Mở Đầu Môn Hóa Học

Giúp các ban học giỏi môn Hóa lớp 8, ngoài những bài tập trên lớp thì các bạn phải tự luyện tập và thực hành thêm thật nhiều. Để rèn luyện kỹ năng giải bài tập Hóa.


Xem chi tiết




Bài 6. Đơn chất và hợp chất – Phân tử

các nhà hoá học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng. Bài này sẽ giới thiệu sự phân loại chất và cho thấy phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất.


Xem chi tiết




Bài 50. Cân bằng hóa học

Hiểu cân bằng hóa học và đại lượng đặc trưng cho nó là hằng số cân bằng. hiểu sự chuyển dịch cân bằng là gì và chuyển dịch như thế nào khi biến đổi nồng độ. áp suất, nhiệt độ.


Xem chi tiết




Bài 32. Hợp chất của sắt

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về các hợp chất của Sắt. Thông qua bài học các em học sinh biết được tính chất vật lí – hóa học của hợp chất Sắt (II), Sắt (III) và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của hợp chất của Sắt.


Xem chi tiết




Bài 35. Bài thực hành 5

Củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro ; Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đây không khí và đẩy nước.


Xem chi tiết


Xem tất cả bài giảng hoá học


Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.


Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ – được gọi là hằng số Avogadro.


Xem thêm



Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.


Xem thêm



Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.


Xem thêm



Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.


Xem thêm



Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.


Xem thêm


Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết


Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.


Xem thêm



Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.


Xem thêm



Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium – một kim loại tuyệt vời!


Xem thêm



Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.


Xem thêm



Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.


Xem thêm


So sánh các chất hoá học phổ biến.


H4PO4[Na(H2O)4]

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Cation axit phosphoric và chất Tetraaquasodium ion


Xem thêm



As(HSO4)3NaHSeO3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Arsen (III) hidro sunfat và chất Natri hidroselenit


Xem thêm



SeCl4Na2[Se(OH)6]

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Selen(IV) clorua và chất Hexahydroxyselenate(VI) sodium


Xem thêm



NaHSeO4SeO4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Natri hiđroselenat và chất Ion selenat


Xem thêm