Chỉ thị oxy hóa – khử | Khái niệm hoá học
Chỉ thị oxy – hóa khử là các hệ thống oxy hóa – khử mà dạng oxy hóa và dạng khử có màu khác nhau để xác định điểm kết thúc phản ứng
Giới thiệu
1. Định nghĩa
Chỉ thị oxy – hóa khử là các hệ thống oxy hóa – khử mà dạng oxy hóa và dạng khử có màu khác nhau để xác định điểm kết thúc phản ứng.
2. Cơ chế chuyển màu của chỉ thị oxy hóa – khử
– Có vài chỉ thị chuyển màu do các dạng oxy hóa và dạng khử của chỉ thị có màu sắc khác nhau.
Thí dụ: dung dịch MnO4– có màu tím đậm. Tuy nhiên, trong dung dịch acid thì dạng khử của permanganat là Mn2+ gần như không màu. Khi MnO4– được sử dụng như chất chuẩn độ oxy hóa thì dung dịch sẽ không màu (do dung dịch phân tích có tính khử) cho đến lúc giọt thừa MnO4– đầu tiên được thêm vào thì dung dịch nhuộm màu hơi tím xanh sẽ cho biết điểm kết thúc của phản ứng.
– Có vài chất chỉ thị chuyển màu khi kết hợp với các chất oxy hóa – khử đặc biệt có trong dung dịch chuẩn độ.
Thí dụ: tinh bột tạo phức xanh dương với I3– nên có thể sử dụng để phát hiện sự có mặt của lượng thừa I3– (Chuyển màu từ không màu sang xanh dương) hay tinh bột phát hiện điểm kết thúc của phản ứng mà trong đó I3– đã được tiêu thụ hết (chuyển từ màu xanh dương sang không màu). Thí dụ khác của một chỉ thị loại này là thiocyanat tạo với Fe3+ phức đỏ Fe(SCN)2+ hòa tan.
– Tuy nhiên, có loại chỉ thị chuyển màu là do thế điện hóa của dung dịch thay đổi.
Loại chỉ thị oxy hóa – khử rất quan trọng này là các chất không tham dự vào chuẩn độ oxy hóa – khử nhưng chuyển màu là do khi thêm chỉ thị loại này vào dung dịch phân tích thì màu chỉ thị sẽ tùy thuộc vào thế điện hóa của dung dịch. Vì sự thay đổi màu đáp ứng với thế điện hóa nên những hợp chất này gọi chung là chỉ thị oxy hóa – khử chuyên biệt
3. Phân loại chỉ thị oxy hóa – khử
Chỉ thị oxy hóa – khử: có 2 loại chủ yếu là chỉ thị chung và chỉ thị chuyên biệt
– Chỉ thị chung: là những chất có màu thay đổi khi bị oxy hóa hay bị khử
– Chỉ thị chuyên biệt: sự thay đổi màu của chỉ thị oxy hóa – khử thật sự độc lập với bản chất hóa học của chất phân tích, chất chuẩn độ và tùy thuộc vào sự thay đổi thế điện cực của hệ thống xảy ra trong lúc chuẩn độ.
Để chọn chất chỉ thị cho một phép chuẩn độ người ta thường dùng phương pháp vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của thế theo thể tích, chỉ thị sẽ chọn thường có thế chuẩn gần với thế chuẩn tại điểm tương đương của phản ứng oxi hóa – khử.
Phản ứng đổi màu không luôn luôn nhanh của chỉ thị mang màu sẽ dẫn đến sai hệ thống trong khi định lượng.
Mặt khác, vài môi trường phản ứng có màu không sử dụng được chất chỉ thị. Để loại đi các bất lợi này, người ta sử dụng phép chuẩn độ thế.
– Khoảng đổi màu của chỉ thị oxy hóa – khử
E đổi màu
Trong nghiều trường hợp các hệ thống oxy hóa – khử có sự tham gia của các H+ thì khoảng đổi màu của chỉ thị (chủ yếu phụ thuộc vào thế chuẩn biểu kiến Eo của chỉ thị) sẽ biến thiên theo pH và do vậy khoảng đổi màu sẽ phụ thuộc pH.
Tổng số đánh giá:
Xếp hạng: / 5 sao
Chia sẻ
Các khái niệm hoá học liên quan
Glucose
Glucose (còn gọi là dextrose ) là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6 và phổ biến nhất. Trong tự nhiên, glucose có nhiều trong quả nho chính nên còn gọi là đường nho. Glucose là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già. Trong y học, glucose được dùng làm thuốc tăng lực.
Axít formic
Axít formic (tên hệ thống axít metanoic) là dạng axit cacboxylic đơn giản nhất. Công thức của nó là HCOOH. Nó là một sản phẩm trung gian trong tổng hợp hóa hoc và xuất hiện trong tự nhiên, phần lớn trong nọc độc của ong và vòi đốt của kiến.
Nguyên tử khối
Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của một nguyên tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C). Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy, dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết ta xác định được đó là nguyên tố nào.
Oxit
Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,….
Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.
Mol là gì?
Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ – được gọi là hằng số Avogadro.
Độ âm điện là gì?
Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.
Kim loại là gì?
Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.
Nguyên tử là gì?
Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.
Phi kim là gì?
Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.
Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết
Sự thật thú vị về Hidro
Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.
Sự thật thú vị về heli
Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.
Sự thật thú vị về Lithium
Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium – một kim loại tuyệt vời!
Sự thật thú vị về Berili
Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.
Sự thật thú vị về Boron
Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.
So sánh các chất hoá học phổ biến.
NO2 và O2
Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất nitơ dioxit và chất oxi
O3 và P
Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất ozon và chất photpho
P2O5 và Pb(NO3)2
Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất diphotpho penta oxit và chất chì nitrat
Pb(OH)2 và PH3
Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất chì hidroxit và chất photphin