Bài 28. Không khí – Sự cháy

Có cách nào để xác định thành phần của không khí ? Không khí có liên quan gì đến sự cháy ? Tại sao khi có gió to thì đám cháy càng dễ bùng cháy to hơn ? Làm thế nào để dập tắt được đám cháy và tốt hơn là để đám cháy không xảy ra ?


I. THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ 

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí. phần còn lại hầu hết là khí nitơ. 

Không khí bị ô nhiễm không những gây tác hại đến sức khoẻ con người và đời sống của động vật, thực vật, mà còn phá hoại dân những Công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử…

Phải xử lý khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông… để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại như CO2, CO, SO2, bụi, khói…

Bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta. Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành. 

II. SỰ CHÁY VÀ SỰ OXI HOÁ CHẬM 

1 Sự cháy 

– Theo như nghiên cứu, tác dụng của lưu huỳnh, photpho với oxi có kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng và được gọi là sự cháy. Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.

– Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống nhau và khác nhau ?

+ Bản chất của chúng là giống nhau, đó là sự oxi hoá.

+ Khác nhau : Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi. Đó là vì trong không khí, thể tích khí nitơ gấp 4 lần thể tích khí oxi, diện tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt bị tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn. 

2. Sự oxi hoá chậm 

Đó là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. Sự oxi hoá chậm thường xảy ra trong tự nhiên : Các đồ vật bằng gang, thép trong tự nhiên dần biến thành sắt oxit ; Sự oxi hoá chậm các chất hữu cơ trong cơ thể diễn ra liên tục, năng lượng sinh ra giúp cho cơ thể hoạt động. 

Trong điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy. 

Trong nhà máy, người ta cấm không được chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống để phòng sự tự bốc cháy. 

3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy

– Các điều kiện phát sinh sự cháy là : 

+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy ; 

+ Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.

– Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp sau : 

+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy ; 

+ Cách li chất cháy với khí oxi. 

1. Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là : 78% khí nitơ, 21% khí oxi ,1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm…). Mỗi người phải góp phần giữ cho không khí trong lành.

2. Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

3. Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng. Điều kiện phát sinh sự cháy là: Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy ; phải có đủ khí oxi cho sự cháy.

4. Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp : Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy ; cách li chất cháy với khí oxi. 

Đọc thêm 

Mỗi năm trên toàn thế giới hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người đã tạo ra lượng khí thải CO và CO2 như sau :

Năm:                                     1950 1980 2001

Khối lượng khí thải (triệu tấn): 12   150  5200

Ở Hà Nội : Một số nơi có nồng độ CO2 cao gấp 14 lần giới hạn cho phép (số liệu năm 2001). 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao


Chia sẻ

Các bài giảng hoá học liên quan




Bài 28. Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan

Biết cách tiến hành thí nghiệm xác định định tính cacbon và hidro. Điều chế và thử tính chất của metan.


Xem chi tiết




Chương II. Nhóm Nito Bài 9. Khái quát về nhớm Nitơ

Biết được nhóm Nito gồm những nguyên tố nào


Xem chi tiết




Bài 8. Một số bazơ quan trọng

Nội dung bài học nghiên cứu về các vấn đề: Natri hidroxit NaOH và Canxi hidroxitCa(OH) có những tính chất vật lí, tính chất hóa học nào? Những ứng dụng trong đời sống và sản xuất gồm những gì?


Xem chi tiết




Bài 42. Nồng độ dung dịch

Thường có nhiều cách biểu diễn nồng độ dung dịch, các em sẽ tìm hiểu hai loại nồng độ dung dịch là nồng độ phần trăm và nồng độ mol.
x


Xem chi tiết




Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Nội dung Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh củng cố những kiến thức về tính chất hóa học của Oxi, lưu huỳnh: Tính oxi hóa mạnh. Ngoài ra lưu huỳnh còn có tính khử. Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của Lưu huỳnh. Tiếp tục rèn luyện các thao tác thí nghiệm như thực hiện các phản ứng đốt cháy, tỏa nhiệt; làm thí nghiệm an toàn, chính xác; quan sát hiện tượng hóa học


Xem chi tiết


Xem tất cả bài giảng hoá học


Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.


Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ – được gọi là hằng số Avogadro.


Xem thêm



Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.


Xem thêm



Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.


Xem thêm



Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.


Xem thêm



Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.


Xem thêm


Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết


Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.


Xem thêm



Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.


Xem thêm



Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium – một kim loại tuyệt vời!


Xem thêm



Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.


Xem thêm



Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.


Xem thêm


So sánh các chất hoá học phổ biến.


ClOF3Na2S2O8

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất chlorine oxide trifluoride và chất Natri peroxodisunfat


Xem thêm



NaClO2.3H2OCeC2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Natri clorit trihidrat và chất Xeri dicacbua


Xem thêm



CeCeCl3.7H2O

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Xeri và chất Xeri(III) clorua heptahidrat


Xem thêm



Ce(OH)3CeClO

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Xeri(III) hidroxit và chất Cerium(III) chlorideoxide


Xem thêm