Xeton | Khái niệm hoá học

Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C=O liên kết trực tiếp với hai nguyên tử cacbon. Nhóm C=O liên kết với 2 nguyên tử cacbon khác là nhóm chức xeton.
Xeton đơn giản và thông dụng nhất là axeton. Axeton được dùng làm dung môi trong quá trình sản xuất nhiều hợp chất trong công nghiệp mĩ phẩm, làm nguyên liệu tổng hợp clorofom, iodofom…


1. Định nghĩa

Xeton (viết theo tiếng Pháp Cétone) là một hợp chất hữu cơ, trong đó nhóm cacbonyl C=O liên kết trực tiếp với 2 gốc hydrocarbon.

Công thức tổng quát 

hinh-anh-xeton-54-0

Thí dụ, CH3-CO-CH3: đimetyl xeton (axeton);        CH3-CO-C6H5: metyl phenyl xeton (axetophenon)

CH3-CO-CH=CH2: metyl vinyl xeton

2. Phân loại

– Tùy vào gốc hydrocarbon mà xeton được chia ra thành các nhóm:

Xeton no: Khi các gốc hydrocarbon đều là gốc ankyl.

Ví dụ: CH3-CO-CH3 (acetone)

Xeton không no: Khi 1 hoặc cả hai gốc hydrocarbon là gốc không no.

Ví dụ: CH2=CH-CO-CH3 (metyl vinyl cetone)

Xeton thơm: Khi gốc hydrocarbon có chứa vòng benzen.

Ví dụ: C6H5-CO-CH3 (acetonephenol)

– Tùy vào số chức xeton mà xeton được chia ra thành xeton đơn chức (có một nhóm C=O) hay đa chức (có từ hai nhóm C=O trở lên).

3. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

a. Đồng đẵng

Dãy đồng đẳng của acetone là dãy đồng đẳng của xeton no đơn chức có công thức tổng quát CnH2nO.

b. Đồng phân

Xeton luôn có đồng phân tương ứng với andehit. Ứng với công thức CnH2nO có thể có các loại đồng phân sau:

Aldehyde no đơn chức

Xeton no đơn chức

Ancol đơn chức có 1 nối đôi

Ancol vòng no đơn chức

Ete đơn chức có 1 nối đôi

Ete vòng no đơn chức

c. Danh pháp

Tên thường:

Một số xeton có tên thường. Ví dụ: CH3-CO-CH3 (aceton).

Tên gốc-chức: Tên 2 gốc hydrocarbon + “xeton”. Ví dụ: CH3-CO-CH3 (đimetyl xeton).

 

Tên thay thế:

Số chỉ vị trí nhánh + Tên nhánh + Tên mạch chính + Số chỉ vị trí nhóm cacbonyl + “on”.

Ví dụ: CH3-CO-CH3 (propan-2-on, propanon).

4. Tính chất vật lý

Các xeton thường là chất lỏng, các xeton cao có dạng chất rắn có mùi tương đối dễ chịu. Acetone có khả năng hòa tan vô hạn trong nước các trong khi đồng đẳng cao hơn chỉ tan ít hoặc không tan. Acetone có khả năng hòa tan tốt các chất hữu cơ nên thường dùng pha sơn tấy móng tay. Xeton thường có nhiệt độ sôi cao hơn andehit do sự phân nhánh trong các gốc hiđrocacbon làm nhiệt độ sôi cũng như tỉ khối giảm đi

5. Tính chất hóa học

Acetone rất nghèo phản ứng, chỉ cần nhớ một số phương pháp sau:

Xeton có phản ứng khử giống andehit nhưng tạo ra ancol bậc II:

CH3-CO-CH3 + H2 --> CH3-CH(OH)-CH3

Xeton khó bị oxi hóa vì các gốc hydrocarbon đã cản trở không gian.Tuy nhiên nó có thể bị oxi hóa bởi dung dich thuốc tím đun nóng với axit sunfuric tạo ra hỗn hợp các axit cacboxylic.

Phản ứng ở gốc hydrocarbon:

CH3-CO-CH3 + Br2 --> CH3-CO-CH2Br + HBr.

Phản ứng xảy ra khi dùng brom khan và có xúc tác axit axetic đun nóng.

Một trong những điểm giúp phân biệt xeton và andehit (một hợp chất có cấu trúc gần với xeton) chính là sự khác biệt của liên kết giữa nhóm cacbonyl với các nguyên tử hoặc gốc hidrocacbon. Ở andehit, có một nguyên tử hydro liên kết với nhóm cacbonyl giúp cho nhóm này oxy hóa dễ hơn. Trong khi đó, ở xeton, nhóm cacbonyl liên kết với hai nhóm gốc hidrocacbon thay vì nguyên tử hydro. Do đó, xeton sẽ khó oxy hóa hơn andehit và phải cần đến các chất oxy hóa mạnh có khả năng cắt liên kết cacbon-cacbon.

6. Ứng dụng

Axeton được dùng làm dung môi trong quá trình sản xuất nhiều hợp chất trong công nghiệp mĩ phẩm, làm nguyên liệu tổng hợp clorofom, iodofom…

Xiclohexanon được dùng là nguyên liệu sản xuất một số vật liệu polime như tơ capron, nilon-6,6.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao


Chia sẻ

Các khái niệm hoá học liên quan




Năng lượng ion hóa

Năng lượng Ion hóa I là năng lượng cần tiêu tốn để tách một electron ra khỏi nguyên tử ở thể khí không bị kích thích. Năng lượng ion hóa là đại lượng đặc trưng cho khả năng nhường electron của nguyên tử, nghĩa là đặc trưng cho tính kim loại của nguyên tố. I càng nhỏ nguyên tử càng dễ nhường electron, do đó tính kim loại và tính khử của nguyên tố càng mạnh.


Xem chi tiết




Vì sao đồng có nhiều màu?

Cho dù đồng không được sử dụng rộng rãi như sắt, thép, nhưng đồng có những ưu điểm mà sắt, thép không thể có được. Đồng tinh khiết có màu tím. Đồng tinh khiết dẫn điện, dẫn nhiệt rất tốt. Trong các kim loại thì trừ bạc ra, đồng có độ dẫn điện lớn nhất. Trong công nghiệp sản xuất đồ điện như dây điện, máy đóng ngắt điện, quạt điện, chuông điện, điện thoại, v.v. đều cần một lượng lớn đồng. Đồng màu tím hết sức tinh khiết, đồng tinh khiết thường được chế tạo bằng phương pháp điện phân.


Xem chi tiết




Chất dẻo

Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa polyme, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.


Xem chi tiết




Axit cacbonic

Axit cacbonic là một hợp chất vô cơ có công thức H2CO3 (tương tự: OC(OH)2). Đôi khi nó còn được gọi là dung dịch cacbon dioxit trong nước, do dung dịch chứa một lượng nhỏ H2CO3. Axit cacbonic tạo thành hai loại muối là cacbonat và bicacbonat. Nó là một axit yếu.


Xem chi tiết




Đương lượng

Đương lượng là một khái niệm tương tự các khái niệm khối lượng nguyên tử và khối lượng phân tử. Đương lượng của một nguyên tố là số phần khối lượng của nguyên tố kết hợp với 1,008 phần khối lượng của hidro hoặc 8 phần khối lượng của oxi hoặc thay thế những lượng đó ở trong hợp chất.


Xem chi tiết


Xem tất cả khái niệm hoá học


Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.


Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ – được gọi là hằng số Avogadro.


Xem thêm



Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.


Xem thêm



Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.


Xem thêm



Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.


Xem thêm



Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.


Xem thêm


Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết


Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.


Xem thêm



Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.


Xem thêm



Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium – một kim loại tuyệt vời!


Xem thêm



Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.


Xem thêm



Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.


Xem thêm


So sánh các chất hoá học phổ biến.


[C6H7O2(OH)2ONa]n(CH3)3N

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất và chất trimetyl amin


Xem thêm



CH2=CH-COOCH3 HCOOCH2CH2CH3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất metyl acrylat và chất propyl fomat


Xem thêm



CH3CH(NH2)COOCH3C2H5OCOONH4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất 2-aminopropionic acid metyl ester và chất amoni latat


Xem thêm



H2NC3H5(COOH)2 C6H4Cl2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất axit glutamic và chất 1,4-điclobenzen


Xem thêm