Phân bón hóa học | Khái niệm hoá học

Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng.


1. Phân bón hóa học

 Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ  hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng. Phân bón vô cơ có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca,Mg, B, Cu, Zn,… Từ các thành phần nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt, phân hóa học được chia thành 3 loại cơ bản là phân đạm, phân lân, và phân kali.

 hinh-anh-phan-bon-hoa-hoc--132-0

2. Các loại phân bón thường gặp

a. Phân đạm

hinh-anh-phan-bon-hoa-hoc--132-1

– Là một trong những loại phân bón hóa học được người nông dân tin dùng và khá phổ biến. Tác dụng của phân đạm là kích thích quá trình sinh trưởng của cây, giúp cho cây trồng phát triển nhanh hơn, cho nhiều hạt, củ quả.

– Phân bón hóa học loại này sẽ cung cấp nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng amoni NH4+ hoặc ion nitrat NO3. Mức độ dinh dưỡng của phân đạm sẽ được xác định bằng hàm lượng %N trong phân đạm đó. 

Một số loại phân đạm phổ biến thường được dùng là phân đạm amoni , phân đạm nitrat và ure.

Phân đạm amoni: phân đạm amoni được tổng hợp từ các muối amoni như NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4Cl… Đối với loại phân này, chúng ta sẽ bón thúc và chia làm nhiều lần.

Chú ý: Đất chua chúng ta không nên sử dụng phân đạm amoni vì phân amoni có tính axit sẽ tăng độ chua của đất, điều này không tốt cho đất trồng.

– Phân đạm nitrat: được tổng hợp từ các muối nitrar như canxi nitrat, natri nitrat,… Đối với loại phân nitrat chúng ta sẽ bón thúc cho lúa với lượng nhỏ và được sử dụng để bón cho cây trồng công nghiệp như bông, chè, cafe, mía…

Chú ý: Phân đạm nitrat rất dễ chảy rửa và tan nhiều trong nước vì thế khi bón phân cho đất, nó tác dụng nhanh với cây trồng nhưng cũng rất dễ bị nước mưa rửa trôi.

– Phân ure: là loại phân đạm được sử dụng rất rộng rãi hiện nay, nó có công thức hóa học là (NH2)2CO và có hàm lượng đạm cao nhất trong tất cả các phân đạm khác với 46%N có trong phân.

Chú ý: Đối với phân ure chúng ta sẽ bón đều và không bón tập trung vì cây sẽ bị thừa nitơ, có thể trộn phân với mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.

b. Phân lân

Là loại phân bón hóa học phổ biến không kém gì phân đạm. Phân lân cung cấp nguyên tố photpho cho cây dưới dạng ion photphat. Mức độ dinh dưỡng của phân lân được xác định bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của phân đó.

Ở thời kì sinh trưởng của cây, việc cung cấp phân lân sẽ rất cần thiết cho sự thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của cây trồng. Phân lân có tác dụng làm cho hạt chắc, quả hoặc củ to, cành lá khỏe. 

Hai loại phân lân thường gặp là phân lân nung chảy và supephotphat 

hinh-anh-phan-bon-hoa-hoc--132-2                hinh-anh-phan-bon-hoa-hoc--132-3

– Phân lân nung chảy: có thành phần chính là Ca3(PO4)2.

Chú ý: Phân lân nung chảy này cây tương đối khó hấp thụ, vì nó không tan trong nước và loại này thích hợp với các loại cây ngô đậu và đất chua.

– Supephotphat: có thành phần chính là muối tan của canxi hidrophotphat gồm hai loại là supephotphat đơn và suphephotphat kép.

c. Phân kali

hinh-anh-phan-bon-hoa-hoc--132-4

Phân kali clorua

Phân kali cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dưới dạng ion K+. Mức độ dinh dưỡng được xác định bằng hàm lượng %K2O tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó.

– Phân bón kali giúp cho cây hấp thu nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất bột, chất sơ, chất đường và chất dầu. Ngoài ra, tác dụng chính của phân kali là giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.

Chú ý:

Khi bón phân kali ta nên kết hợp với các loại phân khác. Với loại phân bón này chúng ta có thể bón thúc, phun lên lá vào các thời gian cây ra hoa, làm củ và tạo sợi. Chỉ nên bón một lượng vừa đủ phân kali, nếu bón thừa sẽ gây nên những tác động xấu đến rễ như làm rễ teo đi.

Khi bón phân kali chúng ta có thể bón bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng như magie và natri thì sẽ rất hữu ích cho cây trồng. Phân kali thích hợp với các loại cây như chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…..

Ngoài các loại phân bón hóa học thường gặp ở trên còn có các loại phân bón khác phù hợp với từng loại cây và các giai đoạn phát triển của cây như phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng…

3. Những lợi ích khi sử dụng phân bón hóa học

a. Tăng năng suất cây trồng: việc sử dụng phân bón hóa học làm tăng khả năng phát triển cây trồng một cách ổn định từ đó cho năng suất tối đa.

b. Làm tăng độ phì nhiêu cho đất: Việc tính toán lượng phân bón hóa học cần thiết, thời gian bón đúng lúc cùng với việc kết hợp các chất hữu cơ có sẵn trong đất giúp cho đất trồng luôn đảm bảo được dinh dưỡng từ đó tăng năng suất cây trồng.

4. Ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học đến môi trường

Khi sử dụng phân bón hóa học chúng ta cần bón cân đối, đúng cách và không được lạm dụng chúng. Nếu không phân bón hóa học sẽ có những tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường (gây ô nhiễm môi trường nước, đất đai suy kiệt), sinh vật có ích và đặc biệt là đối với con người.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao


Chia sẻ

Các khái niệm hoá học liên quan




Khí độc quân dụng

Khí độc được dùng sớm nhất trên chiến trường là khí clo. Khí độc clo được sử dụng đầu tiên trong đại chiến  thế giới lần thứ nhất, vào năm 1915. Mãi đến năm 1925 mới có công ước quốc tế Giơnevơ cấm dùng khí độc, nhưng việc sử dụng khí độc trên chiến trường không những không dừng lại mà còn phát triển mạnh hơn.


Xem chi tiết




Ion

Nguyên tử trung hòa về điện. Ion hay điện tích là một nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị mất hay thu nhận thêm được một hay nhiều electron. Một ion mang điện tích âm, khi nó thu được một hay nhiều electron, được gọi là anion hay điện tích âm, và một ion mang điện tích dương khi nó mất một hay nhiều electron, được gọi là cation hay điện tích dương.


Xem chi tiết




Muối

Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít (Trừ muối CsAu). Có hai loại muối khác nhau: Muối trung hoà và muối axit. Muối có công thức hoá học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại (Na,Cu,Al,…) hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với một hay nhiều gốc axit (Cl-,SO42-,PO43-,…). Tuy vậy đó chỉ là với muối trung hoà, đối với muối axit trong hợp chất ngoài việc có cấu tạo trên, nó còn có một hoặc nhiều nguyên tử hidro.


Xem chi tiết




Phối tử (ký hiệu là L)

Trong ion phức có những ion (anion) hay những phân tử trung hoà liên kết trực tiếp xung quanh, sát ngay nguyên tử trung tâm gọi là phối tử. Những phối tử là anion thường gặp như F-, Cl-, I-, OH-, CN-, SCN-, NO2-, S2O32-, C2O42- … Những phối tử là phân tử thường gặp như H2O, NH3, Co, NO, pyriđin (C5H5N), etylenđiamin (H2N-CH2-CH2-NH2) …


Xem chi tiết




Ăn mòn

Ăn mòn là sự phá hủy dần dần các vật liệu (thường là kim loại) thông qua phản ứng hóa học hoặc phản ứng điện hóa với môi trường. Ăn mòn là một quá trình có cơ chế phức tạp, nhưng về cơ bản, có thể hiểu sự ăn mòn là một hiện tượng điện hóa. Tại một điểm trên bề mặt kim loại, quá trình oxy hóa xảy ra, nguyên tử kim loại bị mất điện tử (electron), gọi là quá trình oxy hóa. Vị trí oxy hóa đó trở thành anode (cực dương). Các electron sẽ di chuyển từ anode đến một vị trí khác trên bề mặt kim loại, làm tăng số lượng electron (quá trình khử). Vị trí bị tăng electron trở thành cathode (cực âm).


Xem chi tiết


Xem tất cả khái niệm hoá học


Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.


Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ – được gọi là hằng số Avogadro.


Xem thêm



Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.


Xem thêm



Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.


Xem thêm



Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.


Xem thêm



Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.


Xem thêm


Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết


Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.


Xem thêm



Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.


Xem thêm



Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium – một kim loại tuyệt vời!


Xem thêm



Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.


Xem thêm



Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.


Xem thêm


So sánh các chất hoá học phổ biến.


CS2C7H5N3O6

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Cacbon disunfua và chất Thuốc nổ TNT


Xem thêm



CH3COOC3H7Mg3(PO4)2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Propyl axetat và chất Magie phosphat


Xem thêm



V2O5V2O4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Vanadi (V) oxít và chất Vanadi (IV) oxít


Xem thêm



B(OCH3)3NaBH4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Trimetyl borat và chất Natri borohydrua


Xem thêm